Chị Đỗ Thị Mai, hội viên phụ nữ nghèo chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình từ xử lý, chế biến thức ăn thừa ở các quán ăn thành thức ăn cho lợn đem lại hiệu quả kinh tế, thoát nghèo
Chị Đỗ Thị Mai, sinh năm 1972, là hội viên phụ nữ thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, gia đình chị thuộc diện hộ cận nghèo của xã, gia đình có 03 nhân khẩu chồng mắc bệnh hiểm nghèo và mất năm 2023. Một mình chị vất vả bươn chải đủ nghề để nuôi con ăn học…
Trước hoàn cảnh khó khăn của chị Mai, Hội LHPN xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn đã tín chấp phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã cho chị Mai vay 30 triệu đồng, từ nguồn vốn vay hộ cận nghèo. Đồng thời, giới thiệu chị Mai tham gia lớp học nghề nuôi và điều trị bệnh cho lợn để chị Mai có kiến thức trong phát triển chăn nuôi.
Sau khi học xong, chị Mai áp dụng kiến thức đã học, chị đã mạnh dạn đầu tư vào việc chăn nuôi thêm lợn, gà, làm nấm … Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó học hỏi gia đình chị Mai đã dần ổn định cuộc sống. Gia đình chị nhanh chóng vượt qua khó khăn, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Xuất thân từ hộ gia đình làm nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu Chị Mai nghĩ hiện nay giá cả đầu vào chăn nuôi, đặc biệt là giá thức ăn, con giống ngày càng tăng cao khoảng 15% khiến chi phí chăn nuôi lợn tăng lên rất nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho người chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Những năm trước đây, gia đình chị chăn nuôi lợn chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn chính là cám ăn thẳng, chi phí thức ăn chiếm tới hơn 70% trong chăn nuôi, từ đó giảm giá thành sản xuất mang lại lợi nhuận rất thấp nhưng chi phí cho một con lợn từ khi bỏ đến khi xuất chuồng là khoảng 3 triệu đồng/con chi phí rất cao, sau khi trừ các chi phí việc cho heo ăn cám thẳng lời khoảng 500.000 đ/con heo thịt.
Qua các buổi tập huấn, hội thảo về chăn nuôi và đặc biệt là từ lớp nghề nuôi chăn nuôi lợn chị nhận thấy thức ăn thừa có thành phần chính là các chất tinh bột, đạm, rau củ quả... đáp ứng đủ dinh dưỡng cho vật nuôi khi được tái sử dụng phù hợp, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển ổn định của đàn lợn. Trong khi đó, Nhơn Khánh là một trong những xã mà người dân phát triển kinh tế từ nông nghiệp và chăn nuôi là chính, lại gần với Phường Bình Định có nhiều nhà hàng, quán ăn. Vì vậy, chị tìm hỏi đến các quán ăn trên địa bàn xã để xin lượng thức ăn thừa về nấu cho lợn. Sau thời gian thấy hiệu quả chị lại đến các địa điểm khác của xã và mở rộng hơn là Phường Bình Định để lấy thức ăn thừa; hiện nay, hàng ngày chị thường đi lấy thức ăn thừa tại 05 quán ăn trên địa bàn xã và trên 08 quán ăn trên địa bàn phường Bình Định. Ngày tiếp theo chị sẽ lấy các quán khác, cứ như thế chị luân phiên đi lấy định kỳ một ngày 02 lần (chiều và sáng) tính đến nay chị lấy ở 10 quán ăn trên địa bàn xã và trên 15 quán ăn trên địa bàn phường Bình Định.

Nhờ đó mà số lượng chăn nuôi chị ổn định 5 heo nái và 10 heo lứa cho ăn 100% từ việc nấu các loại thức ăn thừa và rau muống (không có nấu gạo). Nhờ tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi nên lợi nhuận từ 1 đến 1,5 triệu đồng/1 con lợn thịt so với cám ăn thẳng. Đồng thời, mỗi con nái sinh mỗi lứa từ 10 đến 15 con sau hai tháng chị thu được trên 12 triệu đồng/bầy heo con, thu nhập bình quân hàng năm của chị từ việc chăn nuôi là trên 70 triệu đồng/năm.
Chị nhận thấy lượng thức ăn thừa trong một ngày của các quán ăn là rất lớn và nếu nguồn thức ăn này không được xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường. Hơn nữa, sử dụng thức ăn thừa góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn dinh dưỡng có giá trị cho chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ của Hội LHPN xã và qua tìm tòi học hỏi, sự nhạy bén chị cũng đã đầu tư 200 phôi nấm bào ngư hàng tháng thu hoạch 02 lần vào các ngày giữa tháng và cuối tháng. Thu nhập bình quân hàng tháng của chị từ việc làm nấm là 3 triệu đồng/tháng.
Chị Mai bên xưởng nấm của gia đình
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, chị Mai còn là hội viên phụ nữ nòng cốt gương mẫu đi đầu trong phong trào của Hội phụ nữ và phong trào do địa phương phát động, tham gia đầy đủ các cuộc hội họp, tiếp xúc cử tri do địa phương, chi hội tổ chức.…
Hằng năm chị Mai được Hội LHPN xã Nhơn Khánh xét đạt Gia đình 5 không, 3 sạch; địa phương xét đạt gia đình văn hóa nhiều năm liền, gia đình chị thoát cận nghèo vào năm 2024.
(Hội LHPN xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn)
Ngày đăng: 01/03/2025 - 11:56