Học tập tư tưởng HCM
  

Tiếp nối thời đại mới - Di chúc Hồ Chí Minh mãi là ánh sáng soi đường hướng đến bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bản Di chúc lịch sử thiêng liêng, bất hủ, một nguồn sức mạnh trường tồn. Di chúc của Người là văn kiện lịch sử vô giá, làm nổi bật những tư tưởng cơ bản, cốt cách, tâm hồn cao đẹp và đạo đức trong sáng của Bác Hồ, là ngọn đèn soi sáng con đường đi tới vinh quang và thắng lợi của dân tộc ta, Đảng ta.

          Đến nay, bản Di chúc vẫn còn vẹn nguyên giá trị, là sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, làm nên giá trị chân chính và trường tồn, là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần vô giá dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

          Sinh thời, Bác đánh giá cao vai trò của phụ nữ, Bác đã dành những từ đẹp nhất để ngợi ca phụ nữ Việt Nam: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ... ''Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng"... "Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại". Đảng và Bác đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. 

          Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân”.

          Người quan niệm“Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”.

          Bác khuyên giới nữ phải tự biết tôn trọng mình mới làm nên mọi việc:“Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập” Và khi thấy cán bộ nữ trưởng thành, tiến bộ, Người động viên, khuyến khích kịp thời.

          Để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần đưa phụ nữ vào các hoạt động chính trị, xã hội, vì đó là hai môi trường thuận lợi để phụ nữ khẳng định, phát huy hết khả năng, phát huy khả năng vốn có của mình. Muốn vậy, trước hết phải tôn trọng, quan tâm, chú ý đến tính đặc thù của phụ nữ, đồng thời, phải phân công sắp xếp lại lao động xã hội, tổ chức lại đời sống để phụ nữ có thời gian học tập và tham gia công tác xã hội. Tất cả những biện pháp đó phải được thể chế hóa bằng pháp luật. Người cho rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không dừng lại ở lý luận, tư tưởng mà quan trọng hơn là phải bằng những giải pháp, chính sách cụ thể, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội đem lại quyền lợi vật chất, tinh thần cho phụ nữ.

          Từ lời nói đến việc làm của Người đều toát lên một quan điểm thống nhất, đó là chăm lo, phát huy vai trò của phụ nữ. Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu trong sự nghiệp cách mạng.

Bác Hồ và đại biểu phụ nữ dân tộc ít người tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3-1961

          Bác căn dặn Đảng ta trong công tác chăm lo đời sống nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng thực sự soi sáng cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phụ nữ và là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân cũng như các tầng lớp phụ nữ Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới.

          Trước lúc đi xa, trong Di chúc, một lần nữa, Người ghi nhận tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn dân ta phải quan tâm, bồi dưỡng, cất nhắc phụ nữ:“Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên… Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Những lời tâm huyết trước lúc đi xa của Bác, là đúc kết ngắn gọn sự trăn trở cả cuộc đời Người về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con người và giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho mỗi dân tộc, mỗi con người và quyền bình đẳng thật sự của phụ nữ so với nam giới.

          Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, công tác đấu tranh cho bình đẳng giới luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ưu tiên như một nhiệm vụ quan trọng. Và Việt Nam là một minh chứng thuyết phục cho điều đó.

          Đó là con số thống kê đầy sức thuyết phục: Quốc hội Việt Nam khóa XV có 499 đại biểu thì có 151 đại biểu nữ, chiếm 30,26%; đây là lần thứ hai số nữ đại biểu Quốc hội của nước ta đạt trên 30% (lần đầu tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%). Quốc hội khóa I (năm 1946) chỉ với 10 đại biểu nữ (chiếm 3%). Đặc biệt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam vì đây là lần đầu tiên trong 75 năm qua, Việt Nam có một nữ chủ tịch Quốc hội (bà Nguyễn Thị Kim Ngân), một phó chủ tịch thường trực Quốc hội (bà Tòng Thị Phóng). Số đại biểu nữ tham gia Quốc hội ngày càng nhiều và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Tỉ lệ nữ ủy viên thường vụ và chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trong 03 khóa gần đây tăng lên.

          Số đại biểu nữ giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc hội XIV chiếm gần 40%. Số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 26,5% (tăng 1,37% so với nhiệm kỳ trước); cấp huyện đạt 27,9% (tăng 3,2% so với nhiệm kỳ trước). Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong số Ủy viên Trung ương Đảng chính thức được bầu có 18 đại biểu nữ (chưa tính 1 ủy viên dự khuyết, tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ khóa XII). Trong 63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 9 người là nữ, đây là số lượng nữ bí thư tỉnh ủy nhiều nhất từ trước đến nay. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở Châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Chỉ số bình đẳng giới không ngừng được cải thiện. Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, phụ nữ Việt Nam cũng đạt được sự tiến bộ đáng kể.

          Vâng theo những lời chỉ giáo vàng ngọc của Bác, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có những nỗ lực trong công cuộc chăm lo, bảo vệ phụ nữ, thúc đẩy việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam.

          Với vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN các cấp đã thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, phát huy vai trò, sự đóng góp của phụ nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Phụ nữ nuôi dạy con tốt” (thời kỳ đầu đổi mới), phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đinh hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, rèn luyện phẩm chất đạo đức “ Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”...

          Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam  đã tham mưu với Ban Bí thư sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW và ban hành Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/1/2013, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Việc thực hiện chức năng đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, nâng cao quyền làm chủ cho phụ nữ của hệ thống Hội ngày càng được thực hiện chủ động, hiệu quả hơn, nhất là trong tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, đặc biệt những luật pháp, chính sách liên quan tới bình đẳng giới và quyền lợi của phụ nữ; công tác giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với phụ nữ cũng được chú trọng; trong giám sát đã kịp thời phát hiện được những điểm bất hợp lý, những vấn đề nảy sinh và có những đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời. Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định 218-QĐ/TW “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền” đã phát huy sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ thông qua vai trò đại diện của các cấp Hội trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nội dung, phương thức giám sát được chỉ đạo đồng bộ trong hệ thống Hội, tập trung vào những chính sách có liên quan đến công tác phụ nữ và quyền lợi thiết thân của phụ nữ như chính sách đối với người có công, việc thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm... 100% tỉnh/thành Hội hoàn thành chỉ tiêu giám sát chính sách. Trên cơ sở hoạt động giám sát, các cấp Hội đã khuyến nghị các cấp ủy đảng, chính quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy định.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tại Lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Hội LHPN VN và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV.

          Bước vào thời kỳ mới, hoạt động của hệ thống Hội ngày càng hướng đến mở rộng tính liên hiệp để vừa tăng cường vai trò đại diện, vừa xây dựng, phát huy sự tham gia, vai trò của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao như đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nữ doanh nhân, nữ trí thức. Các cấp Hội đã phối hợp các ngành, sử dụng đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nắm vững tâm tư, nguyện vọng, tình hình đời sống của các tầng lớp phụ nữ; thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đồng hành chăm lo, giải quyết những vấn đề thiết yếu, cấp bách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phát của phụ nữ; tăng cường vận động lồng ghép giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Quang cảnh Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027

          Đặc biệt, với tinh thần “Đoàn kết- Sáng tạo-Hội nhập-Phát triển” của Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ  XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, cùng những khâu đột phá về đổi mới phương thức hoạt động Hội, tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, ứng dụng công nghệ thông tin, phát động phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ thời đại mới” (có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe và có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước), tiếp tục gắn kết chặt chẽ rèn luyện phẩm chất đạo đức Tự tin-Tự trọng-Trung hậu- Đảm đang”, cuộc vận động học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao “Rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”...lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời đại mới. Bên cạnh đó, các giải pháp cụ thể dành cho nhóm phụ nữ đặc thù, khó khăn như phát động, tổ chức thực hiện các chương trình “Mái ấm tình thương”, các cấp Hội trong cả nước đã xác định việc hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc và xây dựng người phụ nữ Việt Nam, là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong nhiều nhiệm kỳ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức triển khai các đề án về xây dựng gia đình, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ cho phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giáo dục gia đình, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho phụ nữ, trẻ em…đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ, quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng, thực sự tạo nên những đột phá, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng to lớn của các lực lượng phụ nữ Việt Nam, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

          Có thể nói, thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, khả năng của phụ nữ; đời sống, việc làm, điều kiện lao động, học tập, vui chơi, giải trí của phụ nữ không ngừng được cải thiện; trình độ, năng lực của phụ nữ được nâng lên, đảm bảo bình đẳng giới. Phụ nữ tự tin, chủ động hơn, được thụ hưởng các thành quả trong quá trình phát triển, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

          Với quyết tâm thực hiện Di chúc của Bác Hồ kính yêu, hơn bao giờ hết, các cấp Hội LHPN Việt Nam cùng mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức các hoạt động thiết thực phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ và nhiệm vụ chính trị được giao. Chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp để thực hiện tốt hơn vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Tăng cường tham mưu cho Đảng có những chính sách cụ thể, kịp thời động viên, khuyến khích chị em vươn lên đảm nhận trách nhiệm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, với niềm tin sâu sắc và tinh thần đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam./.

                                (Ban Xây dựng Tổ chức Hội Sưu tầm và Tổng hợp)

Ngày đăng: 15/05/2024 - 16:40

Các tin khác

Hội LHPN phường Quang Trung - TP Quy Nhơn phối hợp tổ chức và hưởng ứng “Tháng hành động vì người nghèo” năm 2024 (18/11/2024)

Lan tỏa lòng yêu thương đến các em học sinh khuyết tật qua mô hình “Bữa cơm hạnh phúc” (08/11/2024)

Mô hình “Trao thẻ Bảo hiểm y tế” - Món quà ý nghĩa thiết thực cho phụ nữ khó khăn (08/11/2024)

Chung tay chia sẻ yêu thương với mô hình “Bữa sáng 0 đồng” của Hội LHPN Phường Trần Quang Diệu (Quy Nhơn) (06/11/2024)

Các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trong năm 2024 (31/10/2024)

Hội LHPN thị xã Hoài Nhơn tổ chức hoạt động kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người (26/08/2024)

Hội LHPN xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn học tập và làm theo tấm gương của Bác (22/08/2024)

Cách làm hay, sáng tạo trong học tập và làm theo gương Bác (12/06/2024)

Làm theo Lời Bác - Phụ nữ Bình Định tích cực thi đua ái quốc (07/06/2024)

Tập thể chi hội phụ nữ thực hiện tốt việc học tập và làm theo Bác (22/05/2024)

Cán bộ hội viên hội LHPN Tp. Quy Nhơn - Bình Định tích cực học tập và làm theo Bác (22/05/2024)

Hội LHPN xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024 (20/05/2024)

Hội LHPN phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn lan tỏa mô hình “Treo ảnh Bác trong gia đình” (20/05/2024)

Tiếp nối thời đại mới - Di chúc Hồ Chí Minh mãi là ánh sáng soi đường hướng đến bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam (15/05/2024)

Bác Hồ kính yêu - Vầng dương trời Việt - Biểu tượng đức hy sinh cao đẹp! (15/05/2024)

1 2
VĂN BẢN HOẠT ĐỘNG HỘI

Số: 248/QĐ-HPN
V/v công bố công khai điều chỉnh dự toán NSNN năm 2023 của Hội Phụ nữ tỉnh

Số: 245/QĐ-HPN
Về việc công bố công khai dự toán năm 2024 của Hội LHPN tỉnh Bình Định

Số: 242/QĐ-HPN
V/v công bố công khai điều chỉnh bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2023 để thực hiện quy định khoán kinh phí giao dự toán công việc thừa hành, phuc vụ

LIÊN KẾT WEBSITE
LƯỢT TRUY CẬP

 Đang truy cập: 44

 Hôm nay: 49238

 Tổng cộng: 465420

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ BÌNH ĐỊNH

Địa chỉ: 21 - Đường Mai Xuân Thưởng - Tp Quy Nhơn - Bình Định

Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Thị Hồng Hạnh

Phó Chủ tịch trường trực Hội LHPN tỉnh, Trưởng Ban biên tập

Liên hệ
  • Tel: +84-56-3811826; 84-56-3822872

  • Email: webhoiphunubinhdinh@gmail.com